SmartBooks nhà tài trợ vàng cho sự kiện ngày hội tự do nguồn mở 2022 (Thứ Hai, 19/09/2022)

 Ngày 17/9/2022, Ngày hội Phần mềm Tự do Nguồn mở (Software Freedom Day - SFD 2022) đã diễn ra sôi nổi tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, cùng sự phối hợp tổ chức của VFOSSA. Sinh viên tại các điểm cầu gồm Trường Đại học Phenikaa, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Hàn - Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Cần Thơ được tiếp cận và học hỏi rất nhiều về nguồn mở.


 

Đây là sự kiện thường niên của cộng đồng phần mềm tự do nguồn mở nhằm mục đích biểu dương sức mạnh của cộng đồng, tôn vinh giá trị của phần mềm tự do nguồn mở; tổ chức các buổi huấn luyện, cài đặt, trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm sử dụng và phát triển phần mềm tự do nguồn mở… dưới nhiều hình thức phong phú. Tại Việt Nam, sự kiện SFD đã được hưởng ứng từ những ngày đầu và tổ chức đầy đủ tất cả các năm cùng với cộng đồng nguồn mở thế giới.


Năm nay, lần đầu tiên SFD được tổ chức kết hợp tại 3 điểm cầu Bắc, Trung, Nam. Chỉ trong 2 tuần, Ban tổ chức đã làm việc liên tục, phối hợp với nhau để sự kiện có thể diễn ra tốt đẹp, đem tới cơ hội cho hàng nghìn sinh viên trên cả nước tiếp cận và hiểu hơn về nguồn mở.
 

Phiên sáng với seminar kết hợp tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ

SFD năm nay không quy định một chủ đề cụ thể, các diễn ra được tự do đăng ký với Ban tổ chức, những chủ đề hay nhất và phù hợp nhất cho sinh viên được chọn để trình bày tại hội thảo vào buổi sáng. Các phiên trình bày được diễn ra kết hợp tại 3 điểm cầu là Đại học Phenikaa, Đại học CNTT&TT Việt Hàn, Đại học Cần Thơ, nền tảng kết nối điểm cầu, livestream, ghi hình được hỗ trợ bởi Công ty NetNam, thành viên của VFOSSA. Các phần trình bày đều rất chất lượng và giúp cho sinh viên tại 3 trường hiểu rõ hơn về nguồn mở, giá trị mà phần mềm tự do nguồn mở đem lại.

Cụ thể, mở đầu sự kiện là phần trình bày của ông Nguyễn Hồng Quang, nguyên chủ tịch VFOSSA nhiệm kỳ I,II,III với chủ đề "Đóng góp cho PMTDNM: Tại sao và làm thế nào", tiếp theo là phần trình bày của ông Rob Smith, Chuyên gia giải pháp cấp cao Microsoft APAC AHQ, kết nối từ Singapore với chủ đề "Cách tiếp cận/Hướng đi của Microsoft đối với sự đổi mới, hỗ trợ công nghệ nguồn mở". Đây là chủ đề rất đặc biệt bởi trước đây, cựu CEO Microsoft Steve Ballmer đã từng nói rằng phần mềm nguồn mở là một căn bệnh ung thư, nhưng giờ đây thì Microsoft cũng đã phải thay đổi tư duy và ứng dụng nguồn mở.

Các chủ đề tiếp theo cũng diễn ra rất sôi nổi, đến từ TS. Lê Anh Sơn - Trường Đại học Phenikaa, TS. Thái Thanh Hải - Trưởng phòng CNTT - Sở Thông Tin và Truyền thông Đà Nẵng, Ông Lê Trung Nghĩa - Thành viên BCH Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (AVU&C), ông Billy Phạm - Sisu Network, ông Phan Minh Mai - Quản lý Blockchain tại Enouvo, ông Vũ Duy Lân - COO iWay Vietnam. Các chủ đề lần lượt như sau: Các ứng dụng của công nghệ cho thành phố thông minh trong tương lai, Phần mềm mã nguồn mở cho giải pháp chính quyền số và đô thị thông minh, Khai thác tài nguyên giáo dục mở, Bảo mật giao thức liên blockchain, Phần mềm mã nguồn mở cho sự phát triển công nghệ blockchain, Giới thiệu về Mautic - Nền tảng marketing Automation - Opensource.

Cuối phiên sáng, ông Trương Anh Tuấn - Phó Chủ tịch VFOSSA gửi tới sinh viên 3 điểm cầu nói riêng và sinh viên toàn quốc nói chung lời phát động Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam (OLP), hạng mục phần mềm nguồn mở. Năm nay OLP sẽ diễn ra từ ngày 6-9/12/2022 tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.


Sau khi kết thúc toàn bộ phần trình bày của các diễn giả, một cuộc bình chọn về chủ đề được yêu thích nhất diễn ra. Chủ đề Các ứng dụng của công nghệ cho thành phố thông minh trong tương lai của TS Lê Anh Sơn đã đạt giải nhất, Chủ đề Đóng góp cho PMTDNM: Tại sao và làm thế nào của TS Nguyễn Hồng Quang đạt giải nhì. Phần thưởng cho 2 diễn giả là Webcam DQN và Micro đến từ Công ty TNHH Đỉnh Quang (DQN).
 

Phóng viên đưa tin từ Vfossa.vn

 

Bài viết khác

Powered by gweb.vn Thiết kế website chuyên nghiệp